[Cơ bản] Tai nghe true wireless là gì? cách thức hoạt động và ưu nhược điểm

Nếu như anh em biết được Apple đã bán khoảng 28tr chiếc tai nghe airpods vào năm 2018 và được dự đoán có thể đạt cón số 50tr chiếc bán ra vào năm sau thì mới thấy được rằng tai nghe true wireless đang ngày càng trở nên phổ biến như thế nào. Được ra mắt vào năm 2016 cùng với iphone 7 không có jack 3.5, Apple đã tạo một cú hit mạnh vào thị trường tai nghe không dây và tạo ra một trào lưu mới: tai nghe true wireless.

1/ Vậy tai nghe true wireless là gì?

Đang tải 4004139_tinhte_bao_da_airpods_khac_ten_2.jpg…

Tai nghe true wireless hay tai nghe không dây hoàn toàn là tên gọi để chỉ các tai nghe được kết nối với mà không hề có bất cứ dây dẫn nào.

2/ Cách thức hoạt động của chúng như thế nào?

Hiện tai nghe true wireless có 2 cách kết nối thường gặp hiện nay, ngoại trừ Airpods với chịp W1 thì tất cả đều đến từ Qualcomm:

Đang tải tinhte_qualcomm_true_wireless.png…

Tai nghe true-wireless cũng nhận tín hiệu Bluetooth từ chiếc smartphone ở tần số 2.4GHz. Lúc này chiếc smartphone sẽ là nguồn phát sóng còn tai nghe sẽ là thiết bị nhận. Tuy nhiên không giống như tai nghe wireless thông thường (có dây nối và nhận tín hiệu cùng lúc cho cả 2 bên earbud), tai nghe true-wireless được thiết kế với 1 bên earbud làm thiết bị nhận sóng chính, trong khi earbud còn lại là thiết bị nhận sóng phụ, đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chập chờn và delay khi xem video, ta gặp hiện tượng hình đi trc tiếng đi sau.

Sau này, Qualcomm ra mắt thêm chipset Qualcomm QCC5100 với công nghệ TrueWireless Stereo Plus cho phép 2 tai kênh trái phải nhận được tín hiệu độc lập từ điện thoại, từ đó sẽ giảm độ trễ, tín hiệu kết nối 2 tai được đảm bảo hơn.

3/ Ưu nhược điểm so với các tai nghe khác trên thị trường

Đang tải tinhte_true_wireless_ath.jpg…

Với sự phát triển như vũ bảo, các tai nghe true wireless ngày càng được hoàn thiện tốt hơn, nếu so với các loại tai nghe phổ thông khác, tai nghe true wireless có các ưu nhược điểm sau

Ưu điểm

  • Nhỏ gọn tiện lợi cầm đi khắp nơi
  • Thông minh: tự động tắt khi bỏ tai nghe ra, có trợ lý ảo, cảm ứng

Khuyết điểm

  • Chất lượng âm thanh chưa cao
  • Giá thành cao
  • Dễ mất
  • Kết nối chưa ổn định

Thực tế các khuyết điểm của tai nghe true wireless dần dà được các hãng sản xuất khắc phục và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên có một số vấn đề có lẽ mà nhiều anh em sẽ quan tâm khi mua một chiếc tai nghe true wireless.

4/ Vì sao chất lượng kết nối của tai nghe true-wireless thường kém?


Đang tải 4416818_tinhte_tren_tay_sennheiser_momentum_true_wireless_earphone_4.jpg…

Lợi thế lớn nhất của những chiếc tai nghe true-wireless là sự tiện dụng. Thử nhìn mà xem, bạn có thể kết nối cũng như sử dụng chúng dễ dàng và nhanh chóng mà không cần đến dây nối rườm rà. Tuy nhiên đa số những chiếc tai nghe true-wireless hiện nay đều nhận được những lời phàn nàn là có kết nối không tốt lắm, dẫn đến tình trạng ngắt kết nối tạm thời hay "cà giựt" khá bực mình.

Lý do của việc này ra sao?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của những chiếc tai nghe true-wireless. Tương tự như những mẫu tai nghe wireless khác, tai nghe true-wireless cũng nhận tín hiệu Bluetooth từ chiếc smartphone ở tần số 2.4GHz. Lúc này chiếc smartphone sẽ là nguồn phát sóng còn tai nghe sẽ là thiết bị nhận. Tuy nhiên không giống như tai nghe wireless thông thường (có dây nối và nhận tín hiệu cùng lúc cho cả 2 bên earbud), tai nghe true-wireless được thiết kế với 1 bên earbud làm thiết bị nhận sóng chính, trong khi earbud còn lại là thiết bị nhận sóng phụ.

Đang tải tinhte_earin_m2.jpg…

Hiện đã có những mẫu tai nghe true-wireless với công nghệ mới có khả năng vượt qua được rào cản này. Ví dụ như với mẫu tai nghe Earin M-2 được thiết kế cho phép 1 dòng tín hiệu 10MHz đi xuyên qua đầu người đeo từ tai này đến tai kia, rút ngắn được khoảng cách truyền tải và đảm bảo kết nối được ổn định hơn.

4.1/ Các trở ngại vật lý

Người dùng tai nghe Bluetooth thường xuyên sẽ quen với việc kết nối có thể trở nên thiếu ổn định khi nhét smartphone vào túi quần hay túi áo. Đây không phải là lỗi của chiếc tai nghe wireless mà trải rộng ra nhiều yếu tố khác nhau. Tham khảo thêm bảng so sánh dưới đây để thấy được sự tương quan giữa cường độ sóng theo từng khoảng cách nhất định (thử nghiệm với mẫu tai nghe OnePlus Bullet). Thông số dBm càng gần với 0 thì cường độ sóng càng mạnh.

Đang tải tinhte_true_wireless_10.png…

Dễ dàng nhận thấy trong bảng so sánh rằng khoảng cách kết nối sẽ có ảnh hưởng gần như trực tiếp đến chất lượng truyền tải tín hiệu. Không khí cũng là nhân tố làm ảnh hưởng đến khả năng truyền tải tín hiệu, và các lớp quần áo hay chính cơ thể chúng ta càng làm điều này tệ hơn nữa.

Cách tốt nhất mà bạn có thể làm được là chọn 1 túi áo hay túi quần gần hơn với chiếc tai nghe để cải thiện kết nối kết nối giữa chúng. Chất liệu vải cũng không nên quá dày hay được khuyến cáo có thể làm giảm chất lượng truyền tải tín hiệu (1 số hãng phụ kiện thiết bị di động có lưu ý điều này). Nếu được, bạn cũng có thể mua 1 chiếc túi đeo thắt lưng và cho chiếc smartphone của mình vào đó.

4.2/ Chuẩn tần số 2.4GHz quá thông dụng

Đang tải tinhte_tai_nghe_true_wireless.jpg…

Thêm 1 điểm đáng nói nữa là hiện nay dải tần 2.4GHz đang bị "lạm dụng" rất nhiều, hầu như được ứng dụng trong hầu hết các chuẩn kết nối không dây như WiFi chẳng hạn, từ đó gây "nhiễu" và cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền tải tín hiệu Bluetooth giữa chiếc smartphone và chiếc tai nghe wireless bạn đang sử dụng.

Điều này lý giải vì sao ở những khu vực đông người như phòng gym, trạm tàu điện ngầm hay lề đường dành cho người đi bộ, chất lượng kết nối của chiếc tai nghe wireless sẽ tệ đến mức không thể tệ hơn. Một số mẫu tai nghe true-wireless chọn giải pháp sử dụng các nhánh truyền tải ít bị nhiễu hơn trong dải tần 2.4GHz, tuy vậy cũng chỉ mang lại sự cải thiện không quá lớn.

Về vấn đề này, chúng ta khó có cách giải quyết nào khác ngoài việc hạn chế sử dụng tai nghe ở những nơi đông người mà thôi. Bạn cũng có thể chọn cho mình các mẫu tai nghe true-wireless cao cấp được thiết kế chú trọng vào chất lượng kết nối, tuy nhiên đi kèm với chúng là mức giá cao hơn cũng như có thể sẽ phải đánh đổi chất lượng âm thanh. Giải pháp cuối cùng là móc ra 1 cặp tai nghe có dây để xài đỡ vậy.

4.3/ Các giới hạn về kích thước

Đang tải tinhte_true_wireless_2.jpeg…

Những chiếc tai nghe true-wireless hầu như luôn có kích thước rất nhỏ gọn nhưng bên trong chúng lại được "nhét" vào quá nhiều công nghệ mới, điều này làm các hãng sản xuất khó có thể tối ưu hóa hết được các thành phần hay công nghệ mà chiếc tai nghe sở hữu. Nói cách khác, do có kích thước nhỏ nên các linh kiện bên trong tai nghe true-wireless được sắp xếp khá chật chội, và bản thân chúng cũng có thể tự gây nhiễu lẫn nhau.

Về giải pháp cho chuyện này, chúng ta hoàn toàn không thể làm được gì ngoài việc chờ đợi các hãng sản xuất phát triển thêm công nghệ của họ, hay tối ưu hóa được tốt hơn những công nghệ đang có sẵn.

5/ Tai nghe true wireless có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

Đang tải tinhte_JBL_free.jpg…
 

Các tai nghe true wireless sử dụng sóng vô tuyến tương tự như sóng Wifi tuy nhiên tần số truyền tải rất thấp và được xem là hoàn toàn không nguy hiểm đến người nghe. Nếu so sánh trực tiếp thì tần số vô tuyến từ điện thoại cao hơn gấp hàng ngàn lần so với các tai nghe không dây.
Còn về phần pin thì pin tích hợp có dung tích khá nhỏ và khó có thể gây cháy nổ với các IC kiểm soát dòng điện có cường độ thấp. Tuy nhiên người dùng cũng không nên thay đổi nhiệt độ pin một cách đột ngột hoặc sử dụng trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng.

Tuy nhiên đối với một số mẫu tai nghe giá rẻ, một số nhà sản xuất có thể sẽ xử dụng các chất liệu không an toàn. Do đó, anh em cũng nên hạn chế sử dụng các mẫu tai nghe quá rẻ hoặc không có thương hiệu.

6/ Tôi có nên thử sử dụng tai nghe true-wireless không?

Đang tải tinhte_rha-trueconnect-travel.jpg…


Nếu bạn yêu thích kiểu dáng thiết kế true-wireless cũng như muốn có 1 chiếc tai nghe tiện dụng hơn cho nhu cầu hàng ngày, tai nghe true-wireless sẽ rất đáng thử. Nhìn chung với công nghệ hiện tại, các ưu điểm của tai nghe true-wireless đã lấn át và che mờ đi những khuyết điểm của chúng, do đó bạn không cần phải quá lo lắng rằng có thể mình sẽ sở hữu 1 sản phẩm còn nhiều lỗi vặt. Tuy nhiên nếu bạn hơi khó tính hoặc đòi hỏi chất lượng kết nối phải luôn tốt để phục vụ cho công việc, quyết định có nên đầu tư 1 chiếc tai nghe true-wireless hay không sẽ là điều cần được cân nhắc.

7/ Có nên mua các tai nghe true wireless giá rẻ không?

Càng ngày càng có nhiều các hãng tham gia vào mảng tai nghe true wireless và do đó giá thành cũng thượng vàng hạ cám. Trong quá trình trải nghiệm các tai nghe giá rẻ, có một số vấn đề mà mình hay gặp phải như sau:

  • Hoàn thiện kém, vật liệu sử dụng không tốt
  • Kết nối chập chờn
  • Chất lượng âm thanh chưa tốt
  • Chất lượng đàm thoại kém
  • Chỉ có các tính năng cơ bản
  • Thời lượng pin yếu

Bên cạnh đó, các tai nghe giá rẻ cũng sẽ sử dụng các vật liệu nhựa không tốt, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng. Thường thì VN mình ít khi quan tâm vấn đề sức khoẻ khi sử dụng sản phẩm, tuy nhiên nếu được anh em nên lưu ý qua vấn đề này. CŨng như đã nói ở trên, các vấn đề ở trên cũng đang dần được các hãng giải quyết. Do đó nếu không có điều kiện bạn nên chơi tai nghe bluetooth thông thường, còn nếu máu quá thì nên test kỹ lưỡng trước khi mua để tránh tiền mất tật mang.

 

- Nguồn Tinh Tế -